Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền toàn bộ ở Biển Đông, theo các tài liệu và bản đồ lịch sử của các sử gia Việt Nam, đã được bao gồm vào lãnh thổ của Việt Nam từ khoảng thế kỷ 17. Lúc đó, các sử gia Việt Nam thường gọi hai quần đảo này với các tên khác như Bãi Cát Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa.
Dưới thời Chúa Nguyễn vào khoảng đầu những năm 1800, hạm đội Hoàng Sa đã được thành lập và được cử ra Hoàng Sa hàng năm để tìm kiếm các tàu đắm, thu về các tiền vàng, súng đạn.
Từ khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chính phủ Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam quản lý cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hoàng Sa là một cụm các thực thể gồm các bãi đá, bãi san hô được chia làm hai nhóm là Trăng Khuyết và An Vĩnh, nằm cách bờ biển Đà Nẵng của Việt Nam khoảng 370 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 300 km. Hiện Trung Quốc là nước đang kiểm soát toàn bộ quần đảo này. Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan là những nước đồng thời đòi chủ quyền toàn bộ đối với Hoàng Sa.
Trường Sa là một quần đảo gồm các thực thể là các bãi đá, bãi san hô, các thực thể nửa chìm nửa nổi. Chỗ xa nhất của quần đảo cách Vịnh Cam Ranh của Việt Nam khoảng 250 hải lý về phía Đông. Các nước hiện đòi chủ quyền từng phần hay toàn bộ đối với quần đảo này bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Theo Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) Việt Nam hiện kiểm soát 27 thực thể ở khu vực quần đảo Trường Sa, chưa kể 14 nhà giàn (DK1) mà Việt Nam cho xây dựng ở khu vực lân cận quần đảo Trường Sa.
Theo AMTI, từ năm 2015 đến 2016, Việt Nam đã tiến hành mở rộng quần đảo để cải tiến đường băng nhỏ và thiết lập một cảng bao quanh. Tổng cộng, Hà Nội đã tạo khoảng 40 mẫu đất mới ở Trường Sa qua việc sử dụng thiết bị xây dựng để nạo vét một phần của bãi san hô quanh quần đảo và bao phủ bằng cát.
Việc mở rộng quần đảo đã cho phép Việt Nam mở rộng đường băng duy nhất của mình ở đảo Trường Sa Lớn từ 750 mét lên 1.300 mét. Vào giữa năm 2017, Hà Nội đã hoàn thành hai tập hợp nhà chứa máy bay lớn ở hai đầu cuối đường băng. Theo AMTI, 4 nhà chứa máy bay này có thể chứa máy bay giám sát hàng hải PZL M28B và các máy bay vận tải CASA C-295 hoặc các phương tiện khác trong tương lai.
Những sự kiện đáng chú ý (từ đầu thế kỷ 20)
1900 - 1939
Người Pháp đại diện cho Nhà nước Việt Nam quản lý cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tài liệu lịch sử ghi lại cho thấy từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Pháp thường xuyên gửi tàu hải quan và tàu khảo sát ra tuần tiễu và nghiên cứu ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ năm 1930 đến 1933, Pháp đã cho quân đồn trú tại các đảo ở Trường Sa.
Từ năm 1933, Pháp chính thức tuyên bố hai quần đảo này thuộc Đông Dương thuộc Pháp. Cả Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản đều phản đối tuyên bố này của Pháp.
Ngày 21-12-1933, thống đốc Nam Kỳ M. J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa.
Ngày 29-3-1938, vua Bảo Đại ký Dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Nghĩa đặt vào tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 15-6-1938 toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký Nghị định thành lập một đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
1939 - 1941
Vào tháng 3 năm 1939, Nhật chiếm Trường Sa và đổi tên thành Shinnan Shoto (New Southern Islands), thiết lập căn cứ không quân và tàu ngầm tại Đảo Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc Trường Sa.
Vào tháng 4 năm 1939, Nhật chiếm Hoàng Sa và vào năm 1941 đặt quần đảo này dưới quyền quyển soát hành chính của Nhật.
1945 - 1952
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật thua trận, phải rút quân khỏi Đông Dương và do đó cũng phải rút quân khỏi các quần đảo mà Nhật chiếm đóng ở khu vực Biển Đông.
Trong khoảng thời gian từ 1946 -1947, Trung Hoa Dân Quốc đem quân ra chiếm Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa), và Ba Bình (thuộc Trường Sa) trong khi người Pháp đem quân là người Việt chiếm đóng đảo Hoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa
1951
Hiệp ước Hoà Bình San Francisco được ký kết, Nhật thua trận và phải chấp nhận từ bỏ quyền quản lý đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiệp ước bắt đầu đi vào hiệu lực từ năm 1952.
Phái đoàn Việt Nam Cộng Hoà tại hội nghị tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1956
Chính quyền Việt Nam Cộng hoà tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trên thực tế Việt Nam Cộng Hoà chỉ kiểm soát nhóm đảo phía tây là nhóm Trăng Khuyết, với trung tâm là đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc kiểm soát nhóm đảo phía đông là nhóm An Vĩnh với trung tâm là đảo Phú Lâm.
1958
Vào tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai về tuyên bố của Trung Quốc đối với hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và công hàm gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào năm 1958
Nội dung công hàm tán thành và tôn trọng “bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc".
Trong tuyên bố của mình, Bắc Kinh xác định bề rộng lãnh hải của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý, áp dụng cho phần đất liền của Trung Quốc và cả các đảo ngoài khơi bao gồm Đài Loan, Trường Sa và Hoàng Sa.
Chính quyền Trung Quốc sau này cho rằng công hàm của TT Phạm Văn Đồng là một trong những bằng chứng cho thấy VN đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc với Trường Sa và Hoàng Sa.
Chính quyền Việt Nam nói rằng công hàm của TT Phạm Văn Đồng không hề công nhận chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo này vì công hàm không hề đề cập đến tên hai quần đảo và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khi đó không quản lý hai quần đảo này.
1974
Ngày 19/1/1974, Trung Quốc điều 4 tàu bao gồm 2 tàu chống ngầm và hai tàu quét ngư lôi đánh chiếm các đảo do VNCH kiểm soát ở Hoàng Sa.
Đến ngày 20/1/1974, Trung Quốc giành quyền kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa từ phía VNCH, làm chìm chiến hạm HQ 10, làm hư hại 3 chiến hạm còn lại. 74 thuỷ thủ VNCH tử nạn, 16 người bị thương, 48 người bị bắt làm tù binh.
Phía hải quân TQ cũng chịu những tổn thất với 4 tàu bị hư hại, 18 thuỷ thủ tử nạn, 67 người bị thương.
1975 Ngày 30/4/1975, chính quyền VNCH sụp đổ. Việt Nam thống nhất. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa dù trên thực tế Trung Quốc vẫn kiểm soát Hoàng Sa và Việt Nam chỉ kiểm soát một số thực thể tại Trường Sa. 1988 14/3/1988 Trung Quốc điều ba chiến hạm có vũ khí đánh chiếm đá Gạc Ma do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc bắn pháo vào ba tàu vận tải của Việt Nam khiến một tàu bị chìm và một tàu bị hỏng nặng. Phía Việt Nam chỉ chống trả bằng súng cá nhân. Thiếu uý Trần Văn Phương đã hy sinh khi cố gắng giữ lá cờ tổ quốc trên đảo. Trận hải chiến ngắn ngủi đã khiến 64 chiến sĩ Việt Nam tử trận. Trung Quốc chiếm được đá Gạc Ma từ phía Việt Nam. 2005 Ngày 8/1/2005, tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đã nổ súng vào hai tàu cá của ngư dân Việt Nam ở khu vực Vịnh Bắc Bộ khiến 9 ngư dân thiệt mạng, 7 người bị thương. Phía Trung Quốc bắt giữ 8 ngư dân Việt Nam khác. Tân Hoa Xã trích lời giới chức Trung Quốc nói rằng các tàu của Việt Nam đã tấn công tàu cá Trung Quốc và tàu cảnh sát biển Trung Quốc. Vụ việc xảy ra chỉ vài tháng sau khi hai nước chính thức làm lễ trao đổi văn kiện thư phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ được ký giữa hai nước vào tháng 12/2000. Hiệp định Hợp tác Nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa hai nước cũng đã được ký kết từ tháng 12/2000 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/6/2004. 2011 - 2012 Trong các năm 2011 và 2012, tàu Trung Quốc đã liên tục cắt cáp các tàu thăm dò của Việt Nam. Bản đồ các lô dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông (RFA edit)Vụ đầu tiên xảy ra vào sáng sớm ngày 26/5/2011 khi tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam, cách Mũi Đại (Phú Yên) khoảng 120 hải lý. Đây là khu vực có các lô dầu khí 125, 126, 148, 149. Vào ngày 9/ 6/2011, tàu cá Trung Quốc đã chạy ngang qua tàu thăm dò Viking II do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thuê ở lô 136.03 gây hỏng cáp tàu này. Vụ thứ hai xảy ra với tàu Bình Minh 02 vào sáng sớm ngày 30/11/2012 khi tàu này đang di chuyển ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ chuẩn bị khảo sát. Sau các vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02, hàng loạt các vụ biểu tình phản đối Trung Quốc đã nổ ra ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là các cuộc biểu tình diễn ra vào các ngày Chủ nhật vào năm 2011. Theo ước tính của RFA, người dân Hà Nội đã xuống đường ít nhất 11 ngày Chủ nhật vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 để tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Người biểu tình hát và hô khẩu hiệu chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 7/8/2011. Hình: ReutersNhững vụ việc này xảy ra vào khi lãnh đạo Đảng Cộng sản hai nước vừa đạt được Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bản Thoả thuận được ký nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh hôm 11/10/2011. 2014 Ngày 2/5/2014, Trung Quốc điều giàn khoan dầu HD 981 đến khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam gây căng thẳng trong quan hệ hai nước. Theo phía Việt Nam, giàn khoan HD 981 nằm trong khu vực hai lô dầu khí của Việt nam là 142 và 143 thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 14/5/2014. Hình: ReutersTrung Quốc cho rằng giàn khoan này nằm trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang kiểm soát, mặc dù Việt Nam cũng đòi chủ quyền đối với quần đảo này. Trung Quốc đã điều hàng chục các tàu bao gồm tàu hải quân có trang bị vũ khí và các tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính đến để bảo vệ giàn khoan, xua đuổi các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam khỏi vị trí giàn khoan. Tàu Trung Quốc thậm chí còn phun vòi rồng, đâm tàu chấp pháp của Việt Nam. Vụ giàn khoan HD 981 đã khiến người dân Việt Nam xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc, đáng chú ý có vụ người dân tập trung đập phá các cơ sở sản xuất của người Trung Quốc ở một số khu công nghiệp tại Việt Nam. Công nhân cầm cờ Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc ở một khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương hôm 14/5/2014 sau khi Trung Quốc điều giàn khoan HD 981 vào khu vực quần đảo Hoàng Sa. Hình: ReutersCăng thẳng giữa hai nước chỉ giảm nhiệt sau khi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 vào giữa tháng 7 năm 2014. 2017 - 2018 Trong các năm 2017 và 2018, Trung Quốc liên tục gây sức ép khiến công ty nước ngoài khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam phải bỏ cuộc. Vào tháng 7/2017, công ty Repsol của Tây Ban Nha phải ngừng hoạt động thăm dò khí đốt tại lô 136.03 thuộc dự án Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam do sức ép của Trung Quốc, mặc dù công ty đã chi 300 triệu đô la đầu tư vào hạ tầng thăm dò và khai thác khí đốt tại đây. Trước đó, BBC đưa tin Trung Quốc doạ sẽ tấn công các cơ sở tiền tiêu của Việt Nam ở Trường Sa nếu việc khoan thăm dò vẫn tiếp tục. Bản đồ các lô dầu khí ở ngoài khơi phía Nam Việt Nam. RFA editLô 136.03 do Việt Nam cho công ty Talisman-Vietnam, một chi nhánh của Repsol thuê. Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng cũng nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông. Trung Quốc gọi lô dầu khí này là Wanan Bei 21. Vào tháng 3/2018, công ty Repsol phải rút khỏi lô dầu khí 07.03 cũng thuộc dự án Cá Rồng Đỏ do sức ép của Bắc Kinh. 2019 - 2020 Từ khoảng giữa tháng 6 năm 2019, Trung Quốc đã điều các tàu hải cảnh và khảo sát vào khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam ở Biển Đông, quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của liên doanh giữa Việt Nam và công ty Rosneft của Nga ở lô dầu khí 06.01. Vào khoảng đầu tháng 8, Trung Quốc rút tàu khảo sát khỏi bãi tư chính nhưng các tàu hải cảnh của vẫn tiếp tục hiện diện tại bãi này sau đó. Bản đồ các lô dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông và đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. RFA editTrong năm 2020, Trung Quốc tiếp tục điều các tàu khảo sát và hải cảnh vào vùng biển của Việt Nam ở bãi Tư chính nhiều tuần lễ. Theo tin của RFA, tàu hải cảnh của Trung Quốc trong tháng 7/2020 đã đi rất gần lô dầu khí 06.01, chỉ cách lô này 30 hải lý. Trước sức ép từ Trung Quốc, trong tháng 7/2020, công ty Rosneft đã phải huỷ hợp đồng thuê giàn khoan Noble Clyde Boudreaux của công ty Noble Corporation, một công ty đăng ký ở Anh, hoạt động ở Cayman Islands. Vào tháng 4 năm 2020, Trung Quốc tuyên bố thành lập hai huyện đảo là Tây Sa và Nam Sa, quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trụ sở của huyện đảo Tây Sa được đặt ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trụ sở huyện đảo Nam Sa đặt ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Vào ngày 2/4/2020, tàu Trung Quốc số hiệu 4301 cố tình đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam tại khu vực biển gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, bắt giữ 8 ngư dân trên hai tàu cá khác, tịch thu hải sản và phá huỷ các ngư cụ trên tàu. Tàu Trung Quốc cũng đuổi một tàu cá khác của ngư dân Việt Nam khỏi khu vực này. Video ngư dân Việt Nam quay cảnh tàu Hải cảnh của Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa vào tháng 2/2021 2021 Vào ngày 22/1/2021, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh mới cho phép lực lượng hải cảnh của nước này được quyền nổ súng đối với tàu nước ngoài tại vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền. Luật mới cũng cho phép lực lượng chấp pháp của Trung Quốc được quyền lên tàu khám xét tàu nước ngoài ở vùng nước tranh chấp, phá huỷ các cấu trúc mà nước khác xây dựng ở các thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Tàu Hải cảnh của Trung Quốc đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam ở gần giàn khoan HD 981 hôm 15/7/2014. ReutersViệt Nam đã lên tiếng phản đối Luật Hải cảnh mới. Vào tháng 3/2020, Philippines lên tiếng tố cáo Trung Quốc điều hơn 200 tàu cá (dân quân biển) đến đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là thực thể mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền nhưng hiện không có nước nào chiếm đóng. Tàu dân quân (tàu cá) Trung Quốc ở đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa hôm 27/3/2021. Hình: ReutersNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi vụ Trung Quốc điều hàng trăm tàu cá ra đá Ba Đầu là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc liên tập tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông bao gồm ít nhất 6 cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ.
Vào cuối tháng 2, Trung Quốc tuyên bố tập trận kéo dài một tháng bắt đầu từ đầu tháng 3 tại quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam.
Comments